Skip to content
Home » 4 rủi ro đầu tư trái phiếu bạn cần tránh khi đầu tư

4 rủi ro đầu tư trái phiếu bạn cần tránh khi đầu tư

Dù được xem là kênh đầu tư an toàn hơn so với các sản phẩm khác, trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiềm ẩn rủi ro. Cùng tìm hiểu những rủi ro đầu tư trái phiếu dưới đây

Rủi ro đầu tư trái phiếu khi vỡ nợ

Rủi ro đầu tư trái phiếu chính ở đây là nhà phát hành phá sản hoặc không trả được nợ. Đây là yếu tố thường được nhà đầu tư xem nhẹ, đặc biệt trong trường hợp trái phiếu có kỳ hạn ngắn hoặc điều khoản mua lại sau 6 tháng hoặc 1 năm. Tâm lý chung, nhà đầu tư thường không cho rằng nhà phát hành có thể phá sản trong thời gian này.

Trái phiếu doanh nghiệp là chứng khoán phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của đơn vị phát hành. Do đó, nhà đầu tư cần xem xét khả năng vỡ nợ của công ty chào bán và tính đến rủi ro khi quyết định đầu tư. Điều này sẽ dựa trên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, xác định lợi nhuận và dòng tiền.

Trái phiếu doanh nghiệp không được đảm bảo vô điều kiện bởi tín dụng của chính phủ mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của công ty. Vì vậy có khả năng doanh nghiệp không thể chi trả khi rơi vào hoàn cảnh vỡ nợ.

 

Rủi ro đầu tư trái phiếu khi lạm phát

Rủi ro biến động giá – khi đầu tư bán trái phiếu vào cuối thời hạn của nó, nếu rơi vào lúc mất giá, nhà đầu tư chỉ nhận được ít hơn so với khoản đầu tư ban đầu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng đáng kể, và tốc độ này nhanh hơn so với tốc độ của lợi suất đầu tư? Khi điều này xảy ra, sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm.

See also  Giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận kinh doanh có giống nhau?

Nói cách khác, giả sử một nhà đầu tư kiếm được mức lợi suất 3% khi đầu tư trái phiếu, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ mua trái phiếu, thì lợi suất thực sự của nhà đầu tư (vì sức mua giảm) chỉ còn là -1%.

Rủ Ro đầu Tư Trái Phieu

Xem thêm:

Rủi ro thanh khoản

Một rủi ro đầu tư trái phiếu khác mà nhà đầu tư cũng cần lường trước khi đầu tư là tính thanh khoản. Với cổ phiếu hoặc trái phiếu Chính phủ, luôn có một thị trường sẵn sàng giao dịch để nhà đầu tư mua bán, tạo tính linh hoạt về dòng tiền.

Với trái phiếu doanh nghiệp, việc giao dịch tương đối hạn chế do thanh khoản nhỏ. Nhà đầu tư có thể rơi vào trường hợp không thể bán trái phiếu khi có nhu cầu dừng trước hạn, thu hồi vốn. Tại Việt Nam, thị trường giao dịch trái phiếu còn rất nhỏ so với cổ phiếu và trái phiếu Chính phủ. Thanh khoản thấp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến giá trái phiếu giao dịch, khiến nhà đầu tư có thể lỗ khi bán.

Loi Ich Khi Dau Tu Trai Phieu

Rủi ro tái đầu tư

Bên cạnh đói rủi ro đầu tư trái phiếu khác mà các nhà đầu tư phải đối mặt là rủi ro tái đầu tư – nguy cơ phải tái đầu tư tiền thu được ở mức lợi suất thấp hơn lợi suất của các khoản tiền kiếm được trước đây. Một trong những nguyên nhân chính khiến rủi ro này phát sinh là khi lãi suất giảm theo thời gian và trái phiếu có thể thu hồiđược các tổ chức phát hành mua lại.

See also  Top 20 kênh đầu tư tiền nhàn rỗi lợi nhuận trên 20%/năm

Đặc tính có thể thu hồi được cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết quả là, người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn một chút so với mệnh giá.

Tuy nhiên, mặt trái của một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái đầu tư ở mức lợi suất tương đương. Rủi ro tái đầu tư có thể tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư của một cá nhân về lâu về dài.

Để bù đắp rủi ro này, các nhà đầu tư sẽ nhận được lợi suất trái phiếu cao hơn khi mua những trái phiếu không có đặc tính thu hồi lại. Các nhà đầu tư trái phiếu chủ động có thể cố gắng giảm thiểu rủi ro tái đầu tư bằng cách mua những trái phiếu có ngày thu hồi (nhiều khả năng xảy ra) rơi vào những thời điểm khác nhau. Điều này giúp hạn chế khả năng nhiều trái phiếu bị thu hồi cùng một lúc.

Tiet Kiem Va Dau Tu

Cách hạn chế rủi ro đầu tư trái phiếu

Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ doanh nghiệp phát hành trái phiếu, lựa chọn trái phiếu của doanh nghiệp lành mạnh. Một doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần được đánh giá cẩn trọng dưới góc độ về tính minh bạch, triển vọng của hoạt động kinh doanh, uy tín của ban lãnh đạo và tình hình tài chính. Nhà đầu tư nên thẩm định kỹ các tiêu chí sau để sàng lọc các doanh nghiệp uy tín:

  • Minh bạch: nên lựa chọn doanh nghiệp niêm yết, có hoạt động kinh doanh tốt, rõ ràng.
  • Doanh nghiệp đầu ngành: nên lựa chọn doanh nghiệp hoạt động trong ngành tạo ra dòng tiền ổn định.
  • Ban quản trị uy tín: lãnh đạo có kinh nghiệm vượt trội, tài năng, uy tín tốt.
  • Tài chính vững chắc: tỷ lệ nợ ở mức an toàn, chỉ số tăng trưởng tốt, dòng tiền ổn định.
See also  10 yếu tố quyết định để trở thành nhà đầu tư thông minh

Tóm lại lợi ích khi đầu tư trái phiếu là một công cụ cho vay lãi suất tương đối cao và rủi ro thấp hơn đầu tư cổ phiếu, do đó nhà đầu tư có thể sử dụng trái phiếu là công cụ để đa dạng hóa danh mục.

Loi ích Khi Dau Tư Trai Phieu

ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CÙNG VSET

VSETGROUP CAM KẾT

  • Hợp đồng pháp lý đầy đủ đảm bảo quyền lợi cho Nhà Đầu tư.
  • Không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty, hưởng lãi suất cố định.
  • Tính thanh khoản cao, có thể giao dịch trái phiếu cho người khác.
  • Mức độ an toàn tối đa, được ưu tiên thanh toán trước tiên khi có rủi ro xảy ra.

200 Trieu Dau Tu Trai Phieu Cung Tap Doan Vset

Nhà đầu tư của VsetGroup sẽ nhận được quyền lợi gì khi tham gia?

  • Được chia lãi suất theo đúng cam kết từ 15 – 20%/năm
  • Được tập đoàn tổ chức sinh nhật
  • Được đi du lịch 1 lần/ năm
  • Chăm sóc sức khỏe định kỳ tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn
  • Được giảm giá 20-30% khi sử dụng các dịch vụ tại công ty đang kinh doanh

Hi vọng qua nội dung trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp được mỗi nhà đầu tư có câu trả lời riêng cho câu hỏi “đầu tư trái phiếu như thế nào thì hiệu quả” nhé! Nếu còn gì thắc mắc hay cần được tư vấn nhiều hơn về lĩnh vực này. Bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ ngay.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *