Quản lý tài chính gia đình là điều quan trọng bạn cần làm nếu muốn giữ hạnh phúc gia đình bền vững. Trên thực tế, nhiều cặp gia đình đã dẫn đến tan vỡ. Bởi họ không tháo gỡ được nút thắt tài chính của gia đình, dẫn đến mối quan hệ vợ chồng, con cái ngày căng thẳng. Bài viết dưới đây là 8 sai lầm phổ biến khi quản lý tài chính gia đình.
1. Lạm dụng việc chi tiêu tùy hứng
Rõ ràng, chi tiêu theo hứng là tâm lý chung của một bộ phận lớn trong giới trẻ hiện nay. Các cặp vợ chồng trẻ vẫn còn dành quá nhiều thời gian và tiền bạc cho việc mua sắm và ăn chơi ngoài dự tính. Việc làm dụng tiêu tiền theo sở thích sẽ khiến tài chính gia đình dần dần kiệt quệ và nhanh chóng xảy ra cãi vã bất đồng.
Sẽ là không là vấn đề trong việc quản lý tài chính gia đình nếu như ngân sách của bạn thoải mái, luôn dư dả. Nhưng với những gia đình có ngân sách eo hẹp hoặc đang muốn tiết kiệm. Một khoản không nhỏ cho những dự định tương lai thì sự hào phóng trong mua sắm vật dụng gia đình sẽ làm hao hụt chi tiêu trong gia đình.
2. Không có các quỹ dự phòng để ứng biến với các rủi ro
Bạn sẽ không biết trước được điều gì sẽ xảy ra với gia đình mình. Câu nói mọi người hay đùa với nhau “Cái quái gì cũng có thể xảy ra!” là đúng thật, mọi sự cố bất ngờ đều có thể xảy đến mà bạn không lường trước được, như thất nghiệp, sụt giảm thu nhập, đau ốm,…
Chính vì thế, bạn cần xây dựng một quỹ dự phòng riêng để đảm bảo nếu có sự cố bất ngờ xảy ra bạn cũng sẽ quay trở được.
3. Không có kế hoạch dài hạn
Điều mà đa số mọi người hay mắc phải khi quản lý tài chính gia đình là chỉ suy nghĩ đến những kế hoạch ngắn hạn. Mà không chủ động cho một kế hoạch dài hạn sau này. Các đôi vợ chồng trẻ thường hay thong thả trong vấn đề này vì nghĩ thời gian còn dài, và mình cứ việc từ từ không gì vội.
Nhưng bạn đã lên kế hoạch bao lâu sẽ mua nhà, bao lâu sẽ có con hay chưa ? Nếu ngay từ bây giờ bạn không chủ động lên kế hoạch dài hạn cho tương lai của gia đình. Đến khi mọi chuyện đến không kiểm soát bạn sẽ bị xoay quanh với những nỗi lo về quỹ dự phòng, tài chính lo cho con sau này.
Vì vậy, để đảm bảo cho kinh tế của cả gia đình, ngay sau khi cưới. Hai vợ chồng nên thiết lập ngay kế hoạch tài chính. Hai bạn cần kiểm soát được chi tiêu và có những mục tiêu cụ thể để hướng đến.
4. Không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu
Trong các nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân của các cặp vợ chồng trẻ là do vấn đề mâu thuẫn tài chính gia đình. Nếu hai vợ chồng đã thống nhất cùng mục tiêu quản lý tài chính gia đình. Để tích lũy khoản tiền đầu tư cho sau này thì nên cùng thảo luận với nhau về thói quen. Và phương án chi tiêu của cả 2 như thế nào thì tốt nhất. Bạn cũng không thể tiết kiệm nếu 1 trong 2 cứ vung tay quá trán.
Ví dụ, nếu muốn mua nhà, vợ chồng bạn cần lên kế hoạch lập quỹ dự phòng dành riêng cho việc mua nhà, chẳng hạn chọn đầu tư tài chính để có thể sinh lợi nhuận cao mỗi tháng từ số tiền đã đầu tư ban đầu.
5. Không ghi lại các khoản chi tiêu là sai lầm quản lý tài chính gia đình
Không ghi lại các khoản chi tiêu là việc cần phải thay đổi ngay. Nếu bạn muốn nắm bắt tình hình chi tiêu của gia đình bạn đang ở mức độ nào, khoản tiền cần tiết kiệm đã được bao nhiêu.
Hãy ghi lại các khoản chi tiêu hằng ngày vào cuốn sổ nhỏ để theo dõi ngân sách gia đình và đối chiếu với các tháng khác. Từ đó bạn có thể tự mình đánh giá, xem các khoản chi tiêu nào là cần thiết, không cần thiết. Và đề ra biện pháp chi tiêu hợp lý hơn.
Xem thêm:
6. Không giáo dục con cái về giá trị của tiền bạc
Quản lý tài chính gia đình không chỉ là việc cần làm của ba mẹ, con cái cũng cần phải nhận thức được việc quan trọng khi tiết kiệm, quản lý tài chính. Tùy độ tuổi của con, bạn có thể biến việc này thành những trò chơi vui nhộn. Sao cho bé tiếp thu được và hình thành các khái niệm: Vì sao phải tiết kiệm? Con có thể tiết kiệm bằng cách nào?
7. Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng
Mở đầu cho cuộc hôn nhân, hai vợ chồng cần bắt đầu bàn bạc và định rõ các trách nhiệm tài chính của cả hai. Chẳng hạn: số tiền cần đóng góp vào quỹ gia đình (phù hợp với thu nhập từng người). Hoặc giả sử chồng chi trả các khoản tiền thuê nhà, tiền điện nước thì vợ sẽ là người chịu trách nhiệm tiền chợ, tiền tiết kiệm…
Nếu không phân chia trách nhiệm tài chính từ ban đầu. Khi cần đến những khoản tiền lớn, vợ chồng bạn sẽ hoàn toàn bị động, chỉ biết “ngơ ngác nhìn nhau”.
8. Không có nguồn tài chính đầu tư cho con cái
Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ khi mới bắt đầu có con thường không hoạch định trước các vấn đề tài chính trong quá trình nuôi con. Không chỉ bao gồm ăn uống dinh dưỡng thể chất đơn thuần. Các chương trình học tập và đào tạo cũng sẽ là một khoản chi tiêu không hề nhỏ nếu bạn muốn con cái của mình nên người và thành đạt. Đặc biệt ở các mốc thời gian quan trọng như con bạn bắt đầu đi học hoặc năm 18 tuổi. Các khoản chi phí lớn sẽ xuất hiện.
Hãy bắt đầu ngay với các khoản tích lũy an toàn hàng tháng, hàng năm với lãi suất ổn định. Ví dụ đầu tư tài chính, trái phiếu mức độ an toàn cao lại có mức độ sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm hay để ống heo. Ngày nay đa số các vợ chồng trẻ có xu hướng đầu tư sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình tích góp được. Mỗi tháng sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định khác ngoài thu nhập chính. Giúp đầu tư cho con môi trường giáo dục và phát triển tốt.
Hợp tác kinh doanh nhân đôi tài chính cùng Nhật Nam, tại sao không?
BẤT ĐỘNG SẢN NHẬT NAM tự hào là nơi để các nhà đầu tư an tâm gửi gắm. Là nơi giải quyết cho quý vị bài toán làm thế nào cải thiện tài chính của gia đình bạn nhanh nhất? Chúng tôi cung cấp cho nhà đầu tư lời khuyên đúng đắn khi lựa chọn bất động sản. Lựa chọn đầu tư kinh doanh chuỗi dịch vụ, công nghệ và bất động sản. Là nơi để các nhà đầu tư tìm kiếm cho mình một lợi nhuận rõ ràng an toàn từ khoản tiền nhàn rỗi của mình.
Cùng tìm hiểu các gói đầu tư và bảng lãi suất tại đây nhé : Gói đầu tư & bảng lãi suất

Với phương châm hoạt động: “Tôn trọng pháp luật, phát triển bền vững, uy tín chất lượng hiệu quả và đôi bên cùng có lợi”, thông tin minh bạch, kịp thời luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn giữ niềm tin với khách hàng và các đối tác thành viên. Nhật Nam luôn chào đón các thành viên mới, cùng tạo nên cộng đồng Việt có nhà có xe và đặc biệt là Tự do tài chính & thời gian.