Đối với sinh viên ngân sách chi tiêu mỗi tháng luôn hạn hẹp hơn so với người đi làm. Tuy nhiên bạn sẽ tránh được viễn cảnh ăn mì vào mỗi tháng nếu có cách quản lý chi tiêu hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách quản lý chi tiêu cho sinh viên từ A đến Z, cùng xem nào!
1. Lập danh sách quản lý chi tiêu cho bản thân
Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên quan trọng nhất là việc lập danh sách chi tiết các khoản mình cần chi trong tháng. Sẽ không thể kiểm soát được các khoản chi nếu trước đó bạn không chủ động được mình sẽ chi những gì và lượng tiền cho mỗi mục là bao nhiêu, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu.
Tùy vào nhu cầu cá nhân, bạn có thể lập danh sách chi tiết cho các khoản cần chi tiêu ngắn hạn, khoảng 1 tháng chẳng hạn. Sau đó, hãy liệt kê các khoản mục cần chi trong tháng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.
Hãy tập trung cho việc ngày, chỉ mất khoảng 15 – 20 phút đổi lại bạn sẽ “mù tịt” trong con đường chi tiêu thiếu kiểm soát nữa.
2. Tốt hơn khi tiết kiệm chi phí tiền nhà ở
Đối với sinh viên chi phí tiền nhà ở chiếm không nhỏ tỷ lệ chi tiêu một tháng. Đi học, hoạt động và làm thêm đã chiếm gần hết quỹ thời gian, so với việc ở nhà.
Vậy nên thay vì đầu tư nơi ở tại những chung cư hay phân khúc trọ cao cấp với giá thuê ít nhất 5 triệu/tháng. Hãy tìm đến các phòng trọ, kí túc xá sinh viên sẽ giảm đáng kể khoản mục chi tiêu này của bạn đấy. Linh động hơn, bạn hãy tìm bạn ở ghép để giảm chi phí nhà ở.
Xem thêm:
- 6 phương pháp quản lý chi tiêu hợp lý nhất 2020
- Hãy từ bỏ 9 việc sau nếu muốn là người quản lý chi tiêu thông minh
3. Hạn chế ăn uống bên ngoài
Tập bản thân với thói quen ăn uống lành mạnh tại nhà. Thay vì phải tốn quá nhiều tiền để ăn uống bên ngoài là cách quản lý chi tiêu dễ thực hiện.
Để tiết kiệm chi phí về lâu dài, bạn nên sắm một bộ dụng cụ nấu nướng đơn giản. Và dành thời gian tự nấu ăn tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh. Vừa tốt cho sức khỏe lại hợp khẩu vị mặc dù cách này ban đầu sẽ làm bạn tốn một khoản tiền kha khá. Với những bạn không khéo tay trong khoản nấu nướng thì đây chính là cơ hội giúp bạn. Được rèn luyện tay nghề trong lĩnh vực này nhiều hơn.
4. Giảm chi phí đi lại giúp giảm chi phí chi tiêu
Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ tốt cho học sinh, sinh viên với phương tiện xe bus công cộng. Tại sao chúng ta lại không tận dụng việc này để giảm chi phí đi lại nhỉ? Thời gian di chuyển sẽ lâu hơn một tí vì phải đợi các trạm. Tuy nhiên để giảm chi phí đi lại không cần thiết thì sự chờ đợi cũng hợp lý mà đúng không nào.
5. Cách quản lý chi tiêu nhanh là chia sẻ vật dụng thiết yếu
Như cách đề xuất phía trên, ở ghép ngoài giảm chi phí tiền phòng bạn còn có thể giảm thiểu tiền mua các vật dụng thiết yếu. Căn phòng của bạn sẽ đầy đủ vật dụng mà chi phí vẫn được san sẻ.
Điều này cũng tiện khi chuyển ra ở riêng hoặc không sống cùng nhau nữa. Bạn hoàn toàn có thể mang theo đồ đạc thuộc sở hữu của mình.
6. Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên tốt hơn khi tiết kiệm chi phí mua tài liệu
Hãy tính toán xem nếu sau 4 – 6 năm học tại trường bạn đều mua tài liệu tất cả các môn học. Sẽ phải chi bao nhiêu tiền, mình đoán là con số không hề nhỏ đâu.
Hãy tận dụng các group sinh viên các khóa và câu lạc bộ. Để có thể mua được sách cũ từ các anh chị với một mức giá “cực hời” đấy. Mà đó là trường hợp dự phòng để bạn phải chi ra số tiền khi mua lại sách cũ thôi. Sự thật thì phần lớn các bạn khóa trên thường sẽ tặng sách cho các bạn khóa dưới. Hay các câu lạc bộ trong trường cũng thường có những chương trình tặng sách. Vừa có điểm rèn luyện vừa có thêm được khối tài liệu cho học kỳ.
7. Hạn chế mua sắm không cần thiết
Nhiều bạn sinh viên có thói quen mua các hàng giảm giá, khuyến mãi. Vì “thích” cho dù nó thực sự không cần thiết. Và thậm chí là chưa chắc bạn đã dùng đến. Khoản chi phí này là không hề nhỏ. Bạn nên nhớ “thích” thì vô cùng mà “cần” thì chỉ có hạn. Nên hãy mua cái bạn thực sự cần chứ không phải cái bạn “thích”.
8. Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên tốt hơn khi không sử dụng hàng kém chất lượng
Đừng vì lý do bạn đang cần tiết kiệm tối đa chi tiêu mà sử dụng những hàng kém chất lượng. Ngắn hạn thì có vẻ sẽ tiết kiệm được một ít. Nhưng lâu dài sẽ thành ra lãng phí khi sản phẩm hư hao quá nhanh, buộc phải mua lại lần sau. Đối với những vật dụng cần bền với thời gian. Bạn nên đầu tư hàng chất lượng sẽ tiết kiệm chi phí về sau.
9. Giành học bổng là cách quản lý chi tiêu cho sinh viên bền vững
Giành học bổng – tại sao không? Đây cũng là cách quản lý chi tiêu cho sinh viên khi bạn có thể thêm một khoản thu nhập cho bản thân. Vừa phụ giúp được gia đình, không gì là không thể. Sẽ tùy theo điều kiện học bổng của từng trường nhưng cơ bản bạn chỉ cần tập trung kiến thức tại lớp. Và các hoạt động phong trào tốt để tích điểm rèn luyện. Thì việc giành học bổng sẽ không xa vời đâu.
10. Tạo thêm nguồn thu nhập khác
Với sinh viên, thời gian các tiết học tại trường linh hoạt và thoải mái hơn người đã đi làm. Bạn có thể tận dụng các khoảng thời gian trống để làm thêm các công việc khác. Giúp gia tăng thu nhập cho bản thân lại có thêm các kỹ năng cần thiết cho thời gian đi làm sau này của bạn.
Bạn có thể trải nghiệm với việc làm thêm bán thời gian. Chẳng hạn bán hàng online, quản trị fanpage, trợ giảng tại các trung tâm anh ngữ,…
Xem chi tiết cách kiếm thêm thu nhập cho sinh viên 2020 tại đây!
Trên đây là tất cả hướng dẫn cách quản lý chi tiêu cho sinh viên từ a đến z. Hi vọng sau bài viết này bạn chọn ra được những cách quản lý chi tiêu phù hợp với mình.