Skip to content
Home » Góp vốn đầu tư kinh doanh và 5 điều cần lưu ý

Góp vốn đầu tư kinh doanh và 5 điều cần lưu ý

Góp vốn đầu tư kinh doanh là hình thức đầu tư khá “hot” trong thời gian gần đây. Nhưng để góp vốn an toàn và hiệu quả thì cần lưu ý gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Góp vốn đầu tư kinh doanh là gì?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này có thể được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.

Hiểu một cách đơn giản, góp vốn đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ ra số tài sản nhất định nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các hoạt động này bao gồm thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần… Thế nhưng làm thế nào đảm quyền lợi của bản thân và người cùng góp vốn? Dưới đây là 5 điều đáng lưu ý dành cho các nhà đầu tư có ý định góp vốn kinh doanh.

Những điều cần lưu ý

1. Góp vốn kinh doanh theo kiểu hùn vốn bán hàng

Hình thức này thường không cần số vốn lớn. Vì vậy nó rất thích hợp với các nhà đầu tư ít vốn. Với tâm lý giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nhà đầu tư thường tìm đến những người thân quen để hợp tác.

Điều này vô hình chung lại có thể phát sinh mâu thuẫn khi có tranh chấp. Bởi các bên thường đơn giản hóa các điều kiện ràng buộc do tin tưởng người cùng hùn vốn. Do không phân chia công việc, trách nhiệm rõ ràng ngay từ đầu. Chẳng hạn, ai là người giữ vốn? Ai có trách nhiệm ghi nhận, cân đối các khoản thu chi trong quá trình kinh doanh? Ai có trách nhiệm quản lý nhân viên?

See also  Liệu có nên đầu tư trái phiếu kiếm thêm thu nhập trong năm 2021

Để hạn chế tranh chấp trong việc góp vốn đầu tư kinh doanh thì nhà đầu tư phải thật tỉnh táo. Cách tốt nhất là bạn nên làm giấy tờ cam kết phân chia quyền lợi, tính toán những chi phí có trong quá trình góp vốn đầu tư kinh doanh để phân chia đồng đều. Với những gì liên quan đến tiền bạc thì cần được lấy ý kiến từ các nhà đầu tư khác và phải được xác nhận lại bằng biên bản. Có như vậy thì việc giải quyết các vấn đề nếu có sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Dưới đây là mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh:

Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh
Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh

2. Góp vốn kinh doanh theo kiểu khoán trắng

Theo định nghĩa, “khoán trắng là giao phó toàn bộ công việc kinh doanh cho người khác mà không kiểm tra hay săn sóc gì đến”.

Khoán trắng tiềm tàng nhiều rủi ro trong góp vốn kinh doanh. Vậy nhà đầu tư cần làm gì? Hãy chọn một chuyên gia hoặc một người dày dạn kinh nghiệm kinh doanh để góp vốn cùng. Tìm hiểu thật kỹ các thời điểm đầu tư có lợi nhất để chuẩn bị trước những tổn thất có thể xảy ra.

Đọc thêm: Có nên đầu tư vào bất động sản Nhật Nam không?

3. Góp vốn kinh doanh với thành viên công ty

Ưu điểm lớn của hình thức này là sự minh bạch, rõ ràng. Bởi mỗi quyết định phải được toàn thể thành viên biểu quyết thông qua. Các hoạt động kinh doanh cũng phải được ghi chép và kiểm soát hiệu quả.

See also  Chia sẻ 7 kinh nghiệm bán hàng trên Amazon hiệu quả nhất

Tuy nhiên, bạn vẫn nên liên hệ với những thành viên của giám đốc điều hành để nhận được lời tư vấn chính xác nhất về những hoạt động của công ty. Đừng ngại ngần hỏi rõ khi bạn có những thắc mắc liên quan đến tài chính.

4. Góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần

Góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ và chưa có hay có ít kinh nghiệm kinh doanh. Bởi hình thức này sẽ đảm bảo nguồn gốc và nguồn lãi ổn định.

Trong trường hợp góp vốn kinh doanh với số lượng lớn, hãy thống nhất điều lệ hoạt động cũng như cách chia lợi nhuận thành một văn bản họp, vốn góp bắt buộc phải quy đổi thành tiền.

5. Những lưu ý khác

Theo thống kê, có khoảng 70% doanh nghiệp thất bại vì những cuộc xung đột giữa những nhà đồng sáng lập! Thật vậy, một doanh nghiệp có từ hai thành viên trở lên cùng làm chủ khi gặp rắc rối sẽ rất dễ xảy ra các tình huống xấu.

Muốn công ty phát triển bền vững thì nhà đầu tư nên lưu ý:

  • Cân bằng trong quá trình góp vốn kinh doanh và chuyển nhượng vốn kinh doanh.
  • Minh bạch thu chi.
  • Cùng chịu trách nhiệm khi có rủi ro/hưởng lợi.

Khi công việc kinh doanh mất khả năng tạo lợi nhuận thì rất dễ xảy ra bất đồng giữa các bên. Bởi mỗi người một suy nghĩ, một cá tính riêng để giải quyết vấn đề; nên việc xung đột trong cách quản lý cũng là điều khó tránh khỏi.

See also  Nguồn gốc virus corona và hình thức lây nhiễm

Để bài toán này trở nên dễ dàng, hãy thiết lập những thỏa thuận góp vốn đầu tư kinh doanh bằng văn bản rõ ràng. Các văn bản này liên quan đến các vấn đề như: Đóng góp của các bên, phân chia lời lỗ, quyền của các bên, mời thêm đối tác làm ăn (khi có nhu cầu), rút vốn và giải quyết tranh chấp…

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức qua hình thức biên bản. Mục đích là cùng góp tiền, tài sản khác để cùng nhau thực hiện một hoạt động kinh doanh.

Hợp đồng này là một thỏa thuận dân sự. Các bên được quyền tự do đưa ra các cam kết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo ý chí của mình; nhưng không được trái với các nguyên tắc mà pháp luật đã quy định.

Dưới đây là một mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, những quy định và thỏa thuận có thể thay đổi trong mỗi trường hợp khác nhau. Vì thế, bạn nên tìm đến luật sư hay những người có chuyên môn cao để tham khảo các mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh phù hợp.

Hy vọng với bài viết trên đây đã phần nào giải đáp những thắc mắc trong việc góp vốn đầu tư kinh doanh của các bạn.

Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 1
Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 1
Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 2
Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 2
Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 3
Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 3
Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 4
Hợp đồng góp vốn kinh doanh trang 4

Đọc thêm: 500 triệu đầu tư gì? Ý tưởng kinh doanh siêu lợi nhuận

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *