Skip to content
Home » Kinh doanh chứng khoán có thực sự rủi ro?

Kinh doanh chứng khoán có thực sự rủi ro?

Kinh doanh chứng khoán đang là một hình thức kinh doanh, đầu tư nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là kênh mang lại sự thay đổi lớn trong cuộc đời của nhiều người. Bạn có thể giàu lên nhanh chóng như diều gặp gió hoặc cũng có thể bạn sẽ “trắng tay” chỉ trong vài phút. Đây là một sân chơi khốc liệt và hết sức căng thẳng của các ông lớn, giới nhà giàu với chi phí của một phiên giao dịch có thể lên tới hàng chục triệu hoặc hàng trăm triệu đồng.

Bên cạnh sự hào nhoáng là thế, chứng khoán cũng tồn tại những rủi ro – điều mà các nhà kinh doanh cần hiểu rõ và phòng ngừa nó để tránh những hậu quả nghiêm trọng với tài sản của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ rủi ro của kinh doanh chứng khoán như một chuyên gia.

Rủi ro về hệ thống trong kinh doanh chứng khoán

Còn được gọi là rủi ro về thị trường – loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, rủi ro này không thể tránh chỉ có thể phòng. Cụ thể là rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản…

Rủi ro biến động lãi suất

Rủi ro lãi suất xảy ra bởi sự biến động lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của việc kinh doanh chứng khoán. Giá chứng khoán luôn biến động tỉ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trị thị trường của chứng khoán sụt giảm và ngược lại.

Ví dụ, khi ngân sách thâm hụt thì Chính phủ sẽ phát hành thêm chứng khoán để bù đắp, như vậy sẽ làm tăng mức cùng chứng khoán trên thị trường. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chỉ mua các trái phiếu này nếu lãi suất cao hơn lãi suất các loại chứng khoán khác đang lưu hành.

See also  KINH DOANH GÌ 2020? 101 Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐỘC ĐÁO

Hệ quả là, các nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu chính phủ thay vì mua trái phiếu công ty, và do vậy lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên. Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ dẫn đến giá của các loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền.

kinh-doanh-chung-khoan-rui-ro-bien-dong-lai-suat

  • Rủi ro biến động giá hàng hóa

Nhà đầu tư khi kinh doanh chứng khoán tức là đang mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ,… của công ty hay nói cách khác là đầu tư vào công ty phát hành chứng khoán đó. Vậy rủi ro giá hàng hóa ở đây là khi giá hàng hóa thay đổi, rủi ro chứng khoán xảy ra lớn hơn, cụ thể là giá hàng hóa tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán, nhất là những hàng hóa liên quan đến chính sách tài khóa của nhà nước như: nhiên liệu xăng, dầu, điện, gas,…

  • Rủi ro thanh khoản

Tính thanh khoản của kinh doanh chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi.

Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến khả năng thanh khoản mà còn quan tâm đến khả năng bán lại của chúng để thu hồi vốn. Khi khó tìm được người mua hoặc phải bán lại với giá thấp, điều này nói lên chứng khoán này có khả năng phục hồi kém sẽ làm cho nhà đầu tư bị tổn thất về tài chính.

See also  5 triệu kinh doanh gì? Không khó để kinh doanh đầu tư với 5 triệu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của việc kinh doanh chứng khoán như chính sách nhà nước, nhà đầu tư nước ngoài, những con số tài chính hoặc tâm lý của nhà kinh doanh,… Các nhà kinh doanh chứng khoán nên tìm cách phân bổ nguồn vốn phù hợp và xem xét đến khả năng bán lại của chứng khoán để đảm bảo việc hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. Đây là cách để tránh rủi ro trong việc kinh doanh chứng khoán, phòng ngừa khả năng không bán lại được hoặc bị mất giá khi bán.

https://dautusieuloinhuan29.com/kinh-doanh-chung-khoan-co-thuc-su-rui-ro/
Rủi ro thanh khoản

Rủi ro phi hệ thống khi kinh doanh chứng khoán

Rủi ro phi hệ thống là rủi ro đặc trưng trong từng ngành hoặc từng công ty phát sinh trong quá trình vận hành. Những rủi ro này là những biến cố ngẫu nhiên và không kiểm soát được.

Ví dụ như tai nạn máy bay tới từ ngành hàng không, thông tin xấu về công ty bị lan truyền trên các phương tiện truyền thông,…. tất cả những sự cố này sẽ làm cho giá chứng khoán của công ty bị ảnh hưởng. Rủi ro phi hệ thống được chia làm 2 loại là rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh.

  • Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính liên quan đến việc mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp. Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với các dòng cổ phiếu thường. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính. Cụ thể là việc sử dụng tỷ lệ vay nợ gây ra những hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường và làm tăng mức biến động trong thu nhập của họ, ảnh hưởng tới dự kiến và làm tăng rủi ro của họ.

See also  6 xu hướng kinh doanh làm giàu được ưa chuộng năm 2020

kinh-doanh-chung-khoan-rui-ro-tai-chinh

  • Rủi ro kinh doanh

Là loại rủi ro xảy ra do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp hoặc sự thay đổi về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một công ty có những rủi ro riêng phụ thuộc vào môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài từ chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Các chính sách chính trị, chính sách tiền tệ và tài khóa cũng là một phần của rủi ro kinh doanh.

Đầu tư kinh doanh chứng khoán cũng như bất động sản có quá nhiều rủi ro rình rập và khó tránh được. Hiện nay, tình hình kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh khiến nhiều công ty phá sản hoặc thua lỗ nghiêm trọng. Nếu bạn mong muốn đầu tư nhưng ngại rủi ro hãy tìm hiểu ngay kênh đầu tư an toàn, không rủi ro, lợi nhuận hấp dẫn như kênh đầu tư bất động sản NHẬT NAM.

Xem thêm: 6 lý do nên chọn bất động sản làm kênh đầu tư chính

Công ty BĐS Nhật Nam – một trong những doanh nghiệp đứng top 5 doanh nghiệp tiêu biểu về giao dịch trong thị trường bất động sản Việt Nam, với gói đầu tư an toàn, lãi suất 168%/24 tháng, nhận lợi nhuận mỗi ngày về tài khoản ngân hàng. Vậy nên hãy nhanh tay nắm bắt cơ hội đầu tư cùng Nhật Nam để có thể làm giàu nhanh chóng. Đừng chần chừ mà tìm hiểu ngay.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *