Tin tức cập nhật về đầu tư dự án - Dautusieuloinhuan29.com
No Result
View All Result
Thứ Ba, Tháng Ba 2, 2021
  • Trang chủ
  • Đầu Tư
  • Bất Động Sản
  • Tài Chính – Bảo Hiểm
  • Kênh Đầu Tư
Tin tức cập nhật về đầu tư dự án, chính sách, cơ hội đầu tư
  • Trang chủ
  • Đầu Tư
  • Bất Động Sản
  • Tài Chính – Bảo Hiểm
  • Kênh Đầu Tư
No Result
View All Result
Tin tức cập nhật về đầu tư dự án, chính sách, cơ hội đầu tư
No Result
View All Result
Home Tài Chính - Bảo Hiểm

SeABank: Gánh nợ và chi phí, bào mòn lợi nhuận

Trên bình diện chung của hệ thống, SeABank là một ngân hàng (NH) khá tốt, không nằm trong diện tái cơ cấu, từng được The Asian Banker xếp vào nhóm 15 NH mạnh nhất Việt Nam và Top 500 NH mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và mới đây cũng đã được NHNN phê duyệt áp dụng chuẩn Basel II.

by dautusieuloinhuan29.com
Tháng Mười Một 6, 2020
in Tài Chính - Bảo Hiểm
0
Seabank
153
SHARES
1.9k
VIEWS
facebook

Trên bình diện chung của hệ thống, SeABank là một ngân hàng (NH) khá tốt, không nằm trong diện tái cơ cấu, từng được The Asian Banker xếp vào nhóm 15 NH mạnh nhất Việt Nam và Top 500 NH mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và mới đây cũng đã được NHNN phê duyệt áp dụng chuẩn Basel II.

Tuy nhiên, xét về cụ thể, hiệu quả hoạt động của NH còn thấp do các khoản trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt, nợ tồn đọng cũng như chi phí lãi còn quá cao.
Những món nợ chết
Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã soát xét cho kỳ hoạt động 9 tháng năm 2019 của SeABank, vào thời điểm cuối quý III, SeABank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 9.369 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 152.559 tỷ đồng; tổng dư nợ thị trường 1 đạt 93.318 tỷ đồng; tổng huy động thị trường 1 đạt 90.754 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần trước rủi ro tín dụng đạt 1.253 tỷ đồng. Nợ xấu theo dư nợ cho vay của nhà băng trong 9 tháng qua cũng giảm từ 1,51% đầu năm xuống mức 1,31% (giá trị tuyệt đối hơn 1.220 tỷ đồng). Tuy nhiên, do đã trích lập rủi ro tín dụng hơn 570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 570 tỷ đồng. Bởi tỷ lệ nợ xấu thấp, nhưng trong 1.220 tỷ đồng nợ xấu của NH, phần lớn là nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), lần lượt là 477 tỷ đồng và 419 tỷ đồng.
Ngoài ra, đến cuối năm 2018, NH này vẫn còn 3.539 tỷ đồng giá trị trái phiếu VAMC và dự phòng trái phiếu đặc biệt đã đạt 1.151 tỷ đồng. Điều này cũng tương tự những năm gần đây, mặc dù lợi nhuận thuần trên 1.000 tỷ đồng, nhưng trích lập dự phòng luôn chiếm xấp xỉ phân nửa khoản này, đẩy lợi nhuận trước thuế về mức thấp.
Báo cáo tài chính quý III-2019 cũng ghi nhận khoản nợ tồn đọng chờ xử lý 435 tỷ đồng. Theo giải trình của SeABank, đó là các khoản vay Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (trước đây là Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang được phân loại nợ và trích lập dự phòng theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước. Tính đến nay, các khoản vay này đã tồn đọng trở thành gánh nặng của SeABank suốt 7 năm.
​SeABank: Gánh nợ và chi phí, bào mòn lợi nhuận ảnh 1Giao dịch tại SeABank.
Còn nhớ, trong năm 2012, hàng chục nhà băng đã ghi nhận nợ xấu đối với các khoản vay của Vinashin và Vinalines, trong đó có SeABank. Dù vậy, thông tin cụ thể về các khoản vay này của các nhà băng vẫn là ẩn số và SeABank cũng tương tự. Trong báo cáo tài chính các năm 2012, 2013, 2014 và 2015 của SeABank, kiểm toán đều lưu ý về các khoản vay này nhưng NH không công bố số liệu về các khoản nợ.
Đến năm 2014, trong bản công bố thông tin về việc thoái vốn cổ phần tại SeABank do Mobifone đưa ra, lúc này báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của SeABank ghi nhận đang có dư nợ cho vay với Vinashin và Vinalines. Các khoản cho vay này đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước.
NH này cũng theo dõi khoản cho vay CTCP Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon – công ty con thuộc Vinalines) trên khoản mục “Cho vay khách hàng”. Theo đề án Tái cơ cấu Vinaline giai đoạn 2012-2015 được phê duyệt theo Quyết định 276 của Chính phủ ngày 4-2-2013, Falcon thuộc danh sách doanh nghiệp thực hiện phá sản. Giá trị thu hồi của khoản cho vay này phụ thuộc vào giá trị thanh lý của các tài sản đảm bảo cho khoản vay này và các tài sản khác của Falcon, NH được tham gia phân chia theo Luật Phá sản.
Đến năm 2016, SeABank mới công bố báo cáo tài chính đầy đủ và lần đầu tiên cho biết nợ tồn đọng chờ xử lý là 745 tỷ đồng. Đồng thời, SeABank đã thực hiện xử lý một phần khoản nợ của Vinashin bằng việc mua trái phiếu đặc biệt của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Số dư trái phiếu này là 319,4 tỷ đồng. Như vậy, khoản nợ cho vay đối với Vinashin và Vinalines ban đầu đã trên 1.000 tỷ đồng.
Với số liệu nợ tồn đọng chờ xử lý còn 435 tỷ đồng tại cuối tháng 9-2019, một chuyên gia tài chính nhận định, khoản này giảm đi có thể do NH trích lập dự phòng rủi ro, bởi nợ xấu của các đại dự án đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Mới đây, Chính phủ yêu cầu NHNN xây dựng đề án xử lý nợ xấu đối với các dự án yếu kém, một đề án như vậy mới giải quyết được.

Gánh nặng chi phí đầu vào
Cùng với chi phí dự phòng rủi ro, chi phí đầu vào cũng là một khoản ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của nhà băng này. Cụ thể, thu nhập lãi đạt hơn 7.666 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi chiếm đến 5.411 tỷ đồng, dẫn đến thu nhập lãi thuần chỉ còn 2.255 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm, tiền gửi khách hàng ở mức 90.754 tỷ đồng, tăng 7,5%. Mức lãi suất huy động cao nhất các tháng qua vẫn dưới 8%/năm. Tuy nhiên, mục giấy tờ có giá ghi nhận 15.191 tỷ đồng, tăng 87% so với đầu kỳ. Đây luôn là những khoản có lãi suất cao của các NH.
Đơn cử 9 tháng 2019, SeABank đã phát hành 5.166 tỷ đồng trái phiếu, là một trong những đơn vị phát hành lớn nhất thị trường. Đây là các trái phiếu có kỳ hạn 7-10 năm và lãi suất dao động 6,7-9,9%/năm. Ngoài ra, trong năm nay, NH cũng huy động gần 1.800 tỷ đồng thông qua chứng chỉ tiền gửi với lãi suất từ 8,3-8,6%/năm.
Dù vậy, nhu cầu huy động vốn thông qua giấy tờ có giá vẫn chưa giảm, khi mới đây NH thông báo lấy ý kiến cổ đông về phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Dự kiến lượng phát hành tối đa không quá 400 triệu USD (khoảng 9.300 tỷ đồng) trái phiếu quốc tế không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm theo chứng quyền.
NH nêu lý do phát hành trái phiếu quốc tế là do chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng, do những hạn chế từ những quy định của NHNN về huy động vốn ngoại tệ. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ từ khách hàng trong nước chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định do NHNN hạn chế nắm giữ USD thông qua trần lãi suất huy động USD là 0%. Việc phát hành trái phiếu quốc tế bằng ngoại tệ sẽ giúp SeABank cải thiện cơ cấu kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có tốt hơn, giảm thiểu rủi ro kỳ hạn, lãi suất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài ra, SeABank hiện cũng là trái chủ của nhiều công ty bất động sản. Thống kê của SSI cho thấy, 8 tháng năm 2019, SeABank mua 600 tỷ đồng giá trị trái phiếu bất động sản. Việc các NH thay vì cho vay bất động sản chuyển sang nắm giữ trái phiếu hiện cũng được nhiều chuyên gia khuyên cần lưu ý.
Xét trên cơ cấu cổ đông, hiện SeABank là NH 100% vốn nội do đối tác ngoại Societe Generale (Pháp) sau 10 năm đầu tư đã chính thức rút vốn hồi đầu năm, động thái này được giới tài chính đánh giá là do bản thân hoạt động nội tại của SeABank hiệu quả thấp.

BẢO TRÂN – Báo Đầu Tư Tài Chính

 

Previous Post

5 cách 'tích tiểu thành đại' cho túi tiền

Next Post

Hạ trần lãi suất cho vay và tiền gửi

Next Post
Nganhang

Hạ trần lãi suất cho vay và tiền gửi

  • Trending
  • Comments
  • Latest
cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

6 sự thật đằng sau “Công ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo, có dự án ma?”

Tháng Ba 1, 2021
Dau Tu Nhat Nam

Dự án hợp tác kinh doanh nhân đôi tài chính từ Nhật Nam

Tháng Bảy 18, 2020
50 Trieu Dau Tu Gi

50 triệu đầu tư gì? 15 cách kinh doanh làm giàu chỉ với 50 triệu

Tháng Một 2, 2021
300 Trieu Dau Tu Gi

300 triệu đầu tư gì? Gợi ý 6 ý tưởng làm giàu sinh lời nhanh

Tháng Bảy 18, 2020
Cơ hội đầu tư BĐS 2021

Cơ hội đầu tư BĐS 2021 liệu có tạo nên những điểm sáng?

0
Bat Dong San Ha Noi Go Kho Cho Do Thi Ve Tinh Phat Trien1561890610 2

Bất động sản Hà Nội: Gỡ khó cho đô thị vệ tinh phát triển

0
Zzzxl Tcuc A Kekm 2

Thị trường chứng khoán: Áp dụng chiến lược “Mua cận dưới, bán cận trên”

0
Thu Tuong Chi Thi Tang Cuong Quan Ly Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Vay Oda1561865313

Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA

0
Cơ hội đầu tư BĐS 2021

Cơ hội đầu tư BĐS 2021 liệu có tạo nên những điểm sáng?

Tháng Một 5, 2021
Lưu ý khi đầu tư BĐS năm 2021

Gói đầu tư BĐS Nhật Nam trong tình hình thị trường BĐS 2021

Tháng Một 12, 2021
Các loại đất nền cần tránh

Những loại đất nền cần tránh? Có nên đầu tư đất nền BĐS Nhật Nam?

Tháng Một 4, 2021
Đầu tư bất động sản Nhật Nam

Có nên đầu tư vào bất động sản Nhật Nam không?

Tháng Một 4, 2021

Tin mới nhất

Cơ hội đầu tư BĐS 2021

Cơ hội đầu tư BĐS 2021 liệu có tạo nên những điểm sáng?

Tháng Một 5, 2021
Lưu ý khi đầu tư BĐS năm 2021

Gói đầu tư BĐS Nhật Nam trong tình hình thị trường BĐS 2021

Tháng Một 12, 2021

Chuyên mục

  • Bất Động Sản
  • Đầu Tư
  • Kinh Doanh
  • Tài Chính – Bảo Hiểm
  • Tin tức

Danh mục

  • Trang chủ
  • Đầu Tư
  • Bất Động Sản
  • Tài Chính – Bảo Hiểm
  • Kênh Đầu Tư
Tin tức cập nhật về đầu tư dự án, chính sách, cơ hội đầu tư

© Báo Đầu tư Dautusieuloinhuan29.com giữ bản quyền nội dung trên website này
Việc sử dụng nội dung đăng tải trên Báo Đầu tư điện tử - Dautusieuloinhuan29.com
phải có sự đồng ý bằng văn bản của Dautusieuloinhuan29.com
Hotline: 028.221.45679 – 028.9999.0305 – 028.7109.9293

Copyright 2020 - Powered by dautusieuloinhuan29.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đầu Tư
  • Tài Chính – Bảo Hiểm
  • Bất Động Sản

Copyright 2020 - Powered by dautusieuloinhuan29.com

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN






    20 Triệu50 Triệu100 Triệu300 Triệu500 Triệu1 Tỷ